Bắt đáy thị trường tiền ảo xong cũng là lúc các cá mập ra sức PR, bơm thổi để kéo giá tiền ảo lên cao.
Bitcoin và các loại tiền ảo hiện không được nhiều quốc gia chấp nhận thanh toán. Đó là những đồng tiền thật sự “ảo”, không cầm nắm, không lưu trữ, không dùng để thanh toán. Nhưng tại sao tiền ảo vẫn có giá trị, vẫn có người kiếm được tiền? Bởi vì “cá mập” bắt đáy sau đó bơm thổi để đẩy giá, dụ “cá con” vào mua. Khi tiền tăng cao, “cá mập” bắt đầu bán dần.
Vậy tại sao họ có thể sử dụng tiền ảo để dụ “cá con”? Đầu tiên, cần hiểu được giá trị của tiền. Tiền tệ phụ thuộc vào lượng tiền tệ và nhu cầu sử dụng trong dân chúng mà số lượng tiền thì phụ thuộc vào nhà phát hành. Đánh vào điểm yếu này, một hệ thống mới ra đời với ý tưởng là sẽ không nhờ người trung gian giám hộ, hay ghi nhận quá trình trao đổi kinh tế mà nhờ vào một hệ thống “đồng thuận” số đông để làm chứng.
Hệ thống này yêu cầu những người tham gia trong hệ thống phải thực hiện đồng loạt các ghi chép về một giao dịch. Khi giao dịch được 51% số người trong hệ thống ghi nhận thì giao dịch đó được chấp nhận và làm chứng.
Lúc này chứng từ giấy nợ mang tên tiền trong giao dịch của các bạn không phải do các bạn sở hữu, cầm nắm như tiền mặt mà nó được ghi nhận trong tối thiểu 51% những người trong hệ thống. Tức là bằng chứng, giấy nợ trong giao dịch của bạn không thuộc về bạn mà là ở trong tay người khác (các sổ cái – blockchain). Các bockchain này đã được mã hóa bởi các khóa sử dụng đó là lí do người ta gọi là tiền mã hóa.
Các đoạn mã hóa này phải óc chìa khóa để mở, có hai loại chìa khóa. Chìa khóa cần tối thiểu 51% người làm chứng kia có là khóa để xem (publish key), khóa này không cho phép bạn thay đổi nội dung. Chìa khóa có thể can thiệp nội dung là khóa cá nhân (private key). Để thay đổi nội dung giao dịch thì rất tốn kém vì bạn phải sửa lại số sổ cái (blockchain) đã lưu trên tối thiểu 51% số người tham gia ngoài kia. Đồng thời phải sửa luôn những sổ cái (blockchain) đã liên kết thành các chuỗi khối với khối đó sau khi đóng sổ.
Đây chính là tính bảo mật của tiền ảo. Với tiền thông thường thì mọi thông tin giao dịch có thể không được ghi lại, do đó không cần dung lượng nhớ, điện năng… để ghi nhận. Nhưng với tiền ảo thì mọi lịch sử giao dịch sẽ được ghi lại trong các khối (blockchain) trong một mắt xích do đó có tính truy xuất lịch sử giao dịch của các đồng tiền ảo này.
Đấy chính là giá trị ứng dụng trong việc truy suất lịch sử, hành trình, lộ trình cho các sản phẩm, hàng hóa của công nghệ blockchain. Nhưng khi ứng dụng vào các loại hàng hóa thì khi chúng hết hạn sử dụng thì các lịch sử, lộ trình có thể bị xóa để giải phóng bộ nhớ. Nhưng với tiền ảo thì không thể xóa mà lượng yêu cầu về ghi nhớ, bộ nhớ sẽ tăng lên vô cùng lớn, số lượng máy tham gia ghi nhận giao dịch cũng sẽ liên tục tăng lên. Hoạt động ghi nhớ, ghi nhận giao dịch này sẽ vô cùng tiêu tốn nhiều tài nguyên trong đó phần lớn là điện năng.
Tới một lúc nào đó thì giá trị của đồng tiền có thể sẽ không bù lại nổi với chi phí để nó hoạt động, lúc này giá trị của nó sẽ về âm, có cho cũng chưa chắc có người nhận. Do đó để giảm giá trị chi phí họ sẽ tạo ra một đồng tiền ảo khác để thay thế. Lúc này thì chẳng khác nào “đổi tiền” cả, mọi đồng tiền người dùng giữ sẽ về 0 về giá trị (lịch sử giao dịch cũng sẽ bị giải phóng, để tạo ra các lịch sử khác).
Giá trị sử dụng của đồng tiền ảo không quá cao. Tuy có một số cơ sở, thậm chí có một vài quốc gia đã chấp nhận thanh toán (chủ yếu là do họ không phát hành nội tệ mà sử dụng ngoại tệ nước khác hoặc tiền của họ đã bị lạm phát quá mức gây mất lòng tin). Nhưng không phải ai cũng muốn ghi nhận lại mọi giao dịch và chấp nhận các chi phí cho việc ghi nhận lịch sử giao dịch đó.
Giá trị của chi phí để lưu hành tiền ảo và chi phí phát sinh cho các đồng tiền ảo mới được phát hành cho hoạt động ghi nhớ sẽ liên tục kéo giá trị của đồng tiền ảo đó lên cao để bù lỗ đó là lí do khiến nó luôn tăng giá nếu có giao dịch thật.
Nhưng với số đông thì lại ảnh hưởng tới túi tiền của nền kinh tế, của quốc gia thì hoàn toàn có thể bị cấm đoán. Và điều quan trọng là có nhiều giải pháp thay thế của ngân hàng truyền thống nhưng rẻ hơn nhiều.
Nhưng tại sao tiền ảo vẫn có giá trị, vẫn có người kiếm được tiền? Cách cá mập kiếm tiền từ tiền ảo?
Thông thường họ sẽ mua vào khi tiền ảo đang ở đáy, trạng thái này của đồng tiền ảo gọi là giai đoạn “bắt đáy”. Sau đó có một loạt các hoạt động quảng cáo, PR, bơm thổi… sẽ làm đồng tiền tăng cao, cùng hoạt động mua vào. Lúc này đồng tiền ảo sẽ chuyển sang giai đoạn “tăng trưởng”.
Khi đạt đỉnh thì các nhà đầu tư lớn “cá mập” sẽ tiến thành bán tháo từng ít một. Họ sẽ không bán đồng loạt vì sẽ gây ra sự sụt giảm giá nghiêm trọng và không an toàn cho việc chốt lời. Lúc này tuy bán số lượng ít nhưng cũng gây ra giảm giá. Khi giảm đến một lượng nhất định họ ngừng bán và bơm thổi tiếp để giá tăng một ít trở lại kích thích các nhà đầu từ “cá con” mua vào.
Khi cá con tiếp tục mua vào thì họ lại bán ra. Liên tục tạo thành các bậc thang trồi sụt gọi là giai đoạn “giảm tốc” bậc thang. Sau khi bán hết thì nhà đầu tư cá mập sẽ rút toàn bộ vốn khỏi tiền ảo đó và chuyển sang làm kinh doanh lĩnh vực khác. Lúc này thì thị đồng tiền ảo rơi vào trạng thái bắt đáy không kiểm soát, giá trị liên tục sụp giảm trong khi chi phí cao sẽ khiến các “cá con” bán sớm, hoặc cố bán, hoặc lãng quên.
Khi đồng tiền ảo bắt đáy một thời gian không thể xuống thêm thì các nhà đầu tư ‘cá mập’ sẽ nhảy vào để “vét” rồi sẽ bơm thổi, PR… để tạo ra chu kỳ tiếp theo (nếu họ còn quan tâm đồng tiền đó). Thông thường biên độ dao động của các chù kỳ là trên 80%. Điều này sẽ tạo ra thua lỗ cho các nhà đầu tư “cá con” nhưng cũng có một số “cá con” kiếm lời được nhờ việc “bơi theo cá mập” (họ mua và bán theo cá mập).
Cách kiếm lời đơn giản là đẩy giá lên cố làm theo một đường thẳng, nhưng khi bán ra thì cố làm theo mô hình bậc thang trồi sụt.
Bình Luận